Join Group
Tham gia cộng đồng để nhận các tín hiệu giao dịch trong ngày. Nhận các tài liệu và thông báo tham gia lớp học giao lưu Forex miễn phí

Bài viết nổi bật

5/5 - (12 bình chọn)

Chỉ báo MACD được xem là một trong những chỉ báo rất quen thuộc trong giao dịch Forex, được các trader thường xuyên sử dụng trong phân tích kỹ thuật.

Dưới đây, Thư Viện Đầu Tư sẽ chia sẻ đến bạn đọc một số thông tin cơ bản liên quan đến khái niệm này, giải thích chỉ báo MACD là gì? cấu tạo của MACD cũng như cách thức nào để giao dịch bằng MACD để đạt hiệu quả nhất.

Chỉ báo MACD là gì? 4 Cách giao dịch với MACD

Chỉ báo MACD là gì?

MACD là viết tắt của cụm từ Moving Average Convergence Divergence. Khi dịch sang tiếng Việt, người giao dịch tạm hiểu đây là khái niệm dùng để chỉ sự phân tán hoặc hội tụ trung bình động.

MACD được xem là chỉ báo, báo hiệu sự dao động, có thể sử dụng xác định xu hướng và tìm tín hiệu phân kỳ vô cùng hiệu quá. MACD được xem là một trong những chỉ báo được các trader sử dụng phổ biến nhất trong giao dịch Forex.

Có thể bạn chưa biết: MACD là một chỉ báo trễ (lagging indicator) được sử dụng phổ biến trong phân tích kỹ thuật, phát triển bởi Gerald Appel vào năm 1979.
MACD là gì?
MACD – Công cụ xác định các mức biến đổi trung bình để nhìn ra một xu hướng mới (giảm hoặc tăng)

KIẾN THỨC FOREX VỀ CÁC CHỈ BÁO GIAO DỊCH KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Các thành phần của chỉ báo MACD

Các thành phần của chỉ báo MACD
Các thành phần của chỉ báo MACD

Đường MACD

Đường MACD, còn được gọi là “MACD Line”, được xác định bằng công thức:

Đường MACD = EMA 12 – EMA 26

Trên biểu đồ, đường MACD chính là đoạn thẳng nối tất cả giá trị MACD LINE được tính. Trên hình mình hoạ, đường MACD là đường màu xanh, hoàn toàn được vẽ tự động.

Đường Signal

Đường Signal, hay “Signal Line”, được tính theo công thức:

Đường Signal = EMA 9 của đường MACD

Trong đó, EMA 9 chính là giá trị của MACD. Đường Signal được biểu thị bằng đường màu đỏ trên hình minh hoạ. Đường Signal được vẽ tự động trên các nền tảng giao dịch, được thể hiện là đường màu cam trên ở ví dụ trên.

Histogram

Histogram được tính theo công thức dưới đây:

công thức tính Histogram trong chỉ báo MACD
Công thức tính Histogram

Căn cứ vào công thức trên, ta nhận thấy Histogram là kết quả hiệu số giữa đường MACD và đường Signal. Do đó:

  • Histogram sẽ có giá trị dương nếu đường MACD nằm trên đường Signal

  • Histogram sẽ có giá trị âm nếu đường MACD nằm dưới đường Signal

  • Trong trường hợp đường MACD và đường Signal giao nhau, Histogram sẽ có giá trị bằng 0 tại giao điểm.

Hướng dẫn cách giao dịch với MACD

1

Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal

Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal
Giao dịch khi đường MACD cắt đường Signal

Đây được xem là loại giao dịch cơ bản nhất với đường MACD. Cụ thể:

  • Khi đường MACD cắt đường Signal theo hướng từ trên xuống thì tiến hành “Sell/Bán”

  • Khi đường MACD cắt đường Signal theo hướng ngược lại từ dưới lên thì tiến hành “Buy/Mua”

 

2

Giao dịch khi Histogram chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương và ngược lại

Giao dịch khi Histogram chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương và ngược lại
Giao dịch khi Histogram chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương và ngược lại

Cụ thể:

  • Khi Histogram chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương (nếu tính về màu sắc thì từ Histogram chuyển từ màu đỏ sang màu xanh) thì tiến hành “Buy/Mua”ngược lại, sẽ tiến hành “Sell/Bán”.

 

3

Giao dịch khi đường MACD chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương và ngược lại

Giao dịch khi đường MACD chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương và ngược lại
Giao dịch khi đường MACD chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương và ngược lại
  • Khi đường MACD chuyển từ trạng thái âm sang trạng thái dương (hay cụ thể MACD line cắt trục zero theo hướng từ dưới lên) thì sẽ tiến hành “Buy/Mua” và ngược lại sẽ tiến hành “Sell/Bán”

 

4

Giao dịch MACD trên hai khung thời gian

Trong hai khung thời gian này, chúng ta cần xác định đâu là khung thời gian lớn hơn và sẽ giao dịch dựa trên khung thời gian đó. Tạm gọi khung thời gian lớn hơn là H4 và khung thời gian nhỏ hơn là D1.

Trước hết, cần xác định rõ xu hướng khung D1:

  • Nếu đường MACD cắt đường Signal theo chiều đi lên, khung D1 có xu hướng lên => Xác định “Buy/Mua” trên khung H4

  • Nếu đường MACD cắt đường Signal theo chiều đi xuống, khung D1 có xu hướng xuống => Xác định “Sell/Bán” trên khung H4

Sau đó, tìm điểm vào lệnh khung H4:

  • Khi đường MACD cắt lên đường Signal thì tìm điểm “Buy/Mua”

  • Khi đường MACD cắt xuống đường Signal thì tìm điểm “Sell/Bán”

Các nhà đầu tư có thể xem qua ví dụ sau để có thể hiểu rõ hơn:

Trong ví dụ này đường MACD cắt xuống đường Signal trên khung D1. Hình tròn màu xanh biểu thị vị trí cắt nhau giữa 2 đường.

Giao dịch MACD trên hai khung thời gian
Đường MACD cắt xuống đường SIGNAL trên khung H1

Ở trên khung H4, chúng ta sẽ tìm những điểm vào lệnh SELL  (những điểm mà đường MACD cắt xuống đường Signal).

Điểm Sell/Bán trong ví dụ này được khoanh bằng vòng tròn màu xanh như trong hình minh hoạ ở dưới

Giao dịch MACD trên hai khung thời gian
Đường MACD cắt xuống đường SIGNAL trên khung H4

 

Một số câu hỏi thường gặp

Chỉ báo MACD có thông số tốt nhất là bao nhiêu?

Trả lời: Các thông số của MACD có thể thay đổi. Tuy các trader luôn tìm kiếm những thông số mặc định cho MACD nhưng trên thực tế, hiện nay, chỉ báo MACD vẫn chưa có được thông số tốt nhất.

Sử dụng chỉ báo MACD như thế nào cho đúng cách?

Trả lời: Trader cần dựa vào sự giao thoa của đường MACD và đường Signal để nắm bắt chính xác tín hiệu mua và tín hiệu bán.

Tín hiệu mua xuất hiện:

  • Khi đường MACD cắt lên và nằm trên đường Signal.
  • Khi biểu đồ MACD nằm dưới đường zero và có xu hướng quy về về đường zero.
  • Khi xuất hiện phân kỳ giữa đường MACD và giá, trong đó MACD tiếp tục tăng, giá tiếp tục giảm.

Còn tín hiệu bán xuất hiện trong trường hợp hoàn toàn ngược lại với tín hiệu mua. Cụ thể:

  • Khi đường MACD cắt xuống và nằm dưới đường Signal.
  • Khi biểu đồ MACD nằm trên đường zero và có xu hướng quy về về đường zero.
  • Khi xuất hiện phân kỳ giữa đường MACD và giá, trong đó MACD tiếp tục giảm, giá tiếp tục tăng.

 

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu các trader Việt đang phân vân lựa chọn một sàn forex uy tín để mở tài khoản giao dịch, test các chiến lược chỉ báo. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứu các thông tin từ A-Z về các Forex Boker tại đây để tự lựa chọn cho mình một sàn forex uy tín

 

 

Ngoài ra bạn cũng có thể tự tìm hiểu thêm về sàn Forex uy tín qua một các bài viết sau:

Kết luận

Tựu trung lại, MACD là chỉ báo được các trader sử dụng thường xuyên và trở nên rất phổ biến trong giao dịch Forex. Khi nắm vững và hiểu rõ cách sử dụng chỉ báo này, các trader có thể tạo ra được những cuộc giao dịch vô cùng hiệu quả.

Lưu Ý:  Hiện nay, trên mạng có rất nhiều thông tin không chính thống, sai kiến thức. Điều này dễ gây ra nguy hiểm nếu bạn áp dụng sai lệch công cụ chỉ báo này trong giao dịch (ảnh hưởng tới lợi nhuận giao dịch). Vì vậy hãy dành nhiều thời gian để nghiên cứu, tìm tòi, rèn luyện và học hỏi để có thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm sử dụng công cụ MACD nhé!

Thư Viện Đầu Tư mong rằng qua những thông tin phía trên, quý độc giả sẽ hiểu hơn về chỉ báo MACD và vận dụng chúng một cách hiệu quả vào Forex nhé!

Đăng ký tham gia group
597
SHARES
1.9k
VIEWS
5/5 - (12 bình chọn)

Liên QuanBài Viết

Comment của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Nổi Bật

Join Group
Tham gia cộng đồng để nhận các tín hiệu giao dịch trong ngày. Nhận các tài liệu và thông báo tham gia lớp học giao lưu Forex miễn phí

Bài viết nổi bật

Vốn lớn mở sàn nào?

Vốn nhỏ mở sàn nào?

Broker nào uy tín nhất hiện nay?

Welcome Back!

Login to your account below

Create New Account!

Fill the forms below to register

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Học Forex Best Brokers Broker List Support