Cũng giống như RSI, MACD… chỉ báo Stochastic Oscillator là một trong những công cụ không thể thiếu và được nhiều nhà đầu tư ưa thích khi tham gia thị trường đầu tư Forex.
Tuy nhiên, không phải nhà đầu tư nào cũng thực sự hiểu và sử dụng tốt chỉ báo này. Việc hiểu rõ và nắm được cơ bản chỉ báo Forex – Stochastic Oscillator sẽ giúp bạn linh hoạt hơn trong việc đưa ra các chiến lược giao dịch hiệu quả.
Nếu bạn cũng là người đam mê lĩnh vực này, nhưng không biết gì về Stochastic Oscillator. Trong bài viết này, Thư Viện Đầu Tư sẽ cùng với các bạn tìm hiểu về chỉ báo Stochastic là gì?, để hiểu xem chỉ báo này là gì, nó có ý nghĩa như thế nào và làm sao để sử dụng chỉ báo Stochastic một cách hiệu quả.
Chỉ báo Stochastic là gì?
Chỉ báo Stochastic là gì? Như đã đề cập, stochastic là một chỉ báo kỹ thuật hỗ trợ giao dịch, thể hiện sự dao động của giá trong các thị trường Forex.
Chỉ báo Forex này có nhiệm vụ so sánh giá đóng cửa với một vùng giá trong một giai đoạn thời gian nhất định. Giá trị của Stochastic được tính từ giá trị 0 cho đến giá trị 100. Đồng thời, chỉ báo này có 2 đường chủ yếu: đường đường chính %K và đường còn lại %D.
Ý nghĩa của chỉ báo Stochastic Oscillator trong giao dịch
Vậy ý nghĩa của chỉ báo Stochastic là gì trong khi chúng được sử dụng quá nhiều hiện nay?
Chỉ báo Stochastic Oscillator đóng vai trò là chỉ báo thể hiện động lượng của giá. Chúng xuất hiện trước giá, làm cơ sở giúp người đầu tư có thể tìm ra các điểm đảo chiều xu hướng.
Đây là một công cụ hỗ trợ xác định trạng thái của thị trường, đo lường liệu rằng thị trường đang trong vùng QUÁ MUA hay QUÁ BÁN.
- Chỉ báo Stochastic Oscillator trên mức 80: Quá mua (Overbought)
- Chỉ báo Stochastic Oscillator dưới mức 20: Quá bán (Oversold)
Biểu đồ Stochastic Oscillator thường bao gồm 2 đường:
- 1 đường phản ánh giá trị của Stochastic (%K)
- 1 đường được tính theo SMA 3 phiên của %K (%D)
Chính vì lý do động lượng luôn di chuyển trước giá, cho nên giao điểm của 2 đường %K và %D được xem là tín hiệu cho thấy sự đảo chiều có thể xảy ra, vì nó cho thấy sự thay đổi lớn của động lượng.
Cũng phần nào giống như chỉ báo RSI, khi chỉ báo Stochastic Oscillator lên khỏi mức 80, thị trường càng cho thấy sự QUÁ MUA mãnh mẽ của mình và ngược lại, khi Stochastic càng đi xuống khỏi mức 20 thì thị trường càng cho thấy sự QUÁ BÁN mạnh mẽ.
Cách tính Stochastic Oscillator như thế nào?
Để tính được Stochastic Oscillator, bạn có thể áp dụng theo các công thức sau đây:
- Đường %K = 100 x [(C – L14)/ (H14 – L14)]
- Đường %D = SMA(%K, n), tức là lấy trung bình động của đường %K trong n giai đoạn
Trong công thức này, bạn cần biết:
- C: Là giá đóng cửa hiện tại
- L14: Là giá thấp nhất trong vòng 14 phiên giao dịch gần nhất
- H14: Là giá cao nhất trong vòng 14 phiên giao dịch gần nhất
- %K: Là giá trị của chỉ báo Stochastic Oscillator
- %D: Là đường trung bình trong “n” ngày của %K
Để có thể hình dung 1 cách dễ nhất, chúng ta có thể xem hình minh hoạ sau:
Cách ứng dụng chỉ báo Stochastic Oscillator vào trong giao dịch
1
Giao dịch tại vùng quá mua và quá bán
Đây là một trong những cách giao dịch phổ biến và “đơn giản” nhất khi trader sử dụng chỉ báo Stochastic:
- Đặt lệnh Buy/Mua khi thị trường rơi vào mức QUÁ BÁN
- Đặt lệnh Sell/Bán khi thị trường rơi vào mức QUÁ MUA
2
Giao dịch tại điểm cắt nhau của Stochastic
Đây cũng là một phương pháp khá “dễ dàng” để áp dụng. Đối với phương pháp giao dịch này, các trader sẽ thực hiện như sau:
- Đặt lệnh Sell/Bán khi chỉ báo Stochastic có đường %K nằm dưới đường %D
- Đặt lệnh Buy/Mua khi chỉ báo Stochastic có đường %K vượt hơn đường %D
Trong hình minh hoạ trên ta có thể thấy:
- Mũi tên màu cam chỉ đường %K nằm dưới đường %D => Đặt lệnh Sell/Bán
- Mũi tên màu xanh chỉ đường %K vượt hơn đường %D => Đặt lệnh Buy/Mua
Trong ví dụ dưới đây, mặc dù thị trường rơi vào vùng QUÁ BÁN nhưng xu hướng chính của thị trường là xu hướng giảm => Nếu bạn chỉ dựa vào chỉ báo Stochastic Oscillator để đưa ra quyết định vào lệnh thì rất có thể tài khoản của bạn sẽ gặp nguy hiểm.
3
Kết hợp chỉ báo Stochastic với một số chỉ báo khác
Như đã lưu ý ở trên, phần lớn chỉ báo Stochastic sẽ không hiệu quả nếu các trader giao dịch “ngược xu hướng” thị trường. Do đó để có thể ứng dụng chỉ báo này, chúng ta cần kết hợp thêm với các chỉ báo xác định xu hướng khác.
Kết hợp Stochastic với chỉ báo Moving Average (đường trung bình động)
Đường trung bình động (MA) là một trong những chỉ báo trong MT4 xác định nhanh xu hướng của thị trường hay một cặp tiền tệ
Xem thêm: Đường trung bình động (MA) là gì?
Để có thể sử dụng, chúng ta sẽ kết hợp đường MA200 và chỉ báo Stochastic với nhau như sau:
- Nếu xu hướng tăng được duy trì trong dài hạn, giá sẽ liên tục vận động trên đường MA(200) và xem MA(200) như một hỗ trợ động
- Ngược lại, giá có xu hướng giảm dài hạn thì giá vận động dưới đường MA(200) và lúc này, MA(200) sẽ có vai trò như đường kháng cự động
Cách giao dịch cụ thể:
- Đối với lệnh mua: nếu giá nằm trên đường MA(200) và Stochastic đi vào vùng quá bán.
- Đối với lệnh bán: nếu giá nằm dưới đường MA(200) và Stochastic đi vào vùng quá mua.
Phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với Trendline
Trendline được hiểu là một đường thẳng, có chức năng định hướng cho các trader nhận định được xu hướng giá tăng hoặc giảm hoặc đi ngang trong một khoảng thời gian nhất định.
Chỉ báo Stochastic Oscillator lúc này sẽ đóng vai trò xác định điểm vào lệnh dựa trên đường trendline
Xem thêm: Trendline là gì? Cách sử dụng hiệu quả đường xu hướng trong forex
Phương pháp giao dịch cụ thể:
Đối với lệnh mua:
- Xác định xu hướng thị trường: Thị trường đang ở trong xu hướng dài hạn
- Kẻ một đường trendline tăng và chờ giá quay trở lại đường trendline
- Khi giá gần chạm đến vùng trendline tăng, kiểm tra chỉ báo Stochastic hiện có đang ở vùng quá bán không
- Đặt một lệnh mua với stop loss ở dưới đường trendline tăng, take profit ở ngưỡng kháng cự phía trên
Đối với lệnh bán:
- Xác định xu hướng thị trường: Thị trường đang ở trong xu hướng giảm
- Kẻ một đường trendline giảm và chờ giá quay trở lại đường trendline
- Khi giá gần chạm đến vùng trendline giảm, kiểm tra chỉ báo Stochastic hiện có đang ở vùng quá mua không
- Đặt một lệnh bán với stop Loss ở trên trendline giảm, take profit ở vùng hỗ trợ phía dưới
Phương pháp kết hợp Stochastic Oscillator với mô hình nến đảo chiều
Một công cụ khác để xác định xu hướng trên thị trường mà được đại đa số các trader Việt tín nhiệm là “mô hình nến đảo chiều”
MẸO NHỎ!!!
Cách kết hợp chỉ báo Stochastic với mô hình nến đảo chiều được thực hiện như sau:
- Xác định xu hướng chung của thị trường
- Tìm kiếm các khu vực xuất hiện mô hình nến đảo chiều (mô hình nến đảo chiều tăng hoặc giảm)
- Xác định chỉ báo Stochastic đang vào vùng quá mua hay quá bán
Cách cài đặt chỉ báo Stochastic trên phần mềm giao dịch MT4
Để thêm Chỉ báo Stochastic Oscillator trên phần mềm Meta trader 4, các trader hãy thực hiện các bước sau: Insert -> Indicators -> Oscillators -> Stochastic Oscillator
Một số câu hỏi thường gặp
Liệu khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ thì thị trường có đảo chiều ngay lập tức để chúng ta kết hợp với chỉ báo Stochastic
Trả lời: Khi xuất hiện tín hiệu phân kỳ, sẽ không có nghĩa là thị trường sẽ đảo chiều ngay lập tức. Vì vậy, nếu bạn chỉ dựa vào Stochastic Oscillator và sử dụng tín hiệu phân kỳ để đưa ra quyết định vào lệnh thì rất có thể tài khoản của bạn sẽ gặp nguy hiểm.
Nên điều chỉnh các thông số như: số phiên, mức quá mua, mức quá bán.. của chỉ báo Stochastic là bao nhiêu là hợp lý?
Trả lời: Không có một thông số cụ thể nào phù hợp với “tất cả mọi người”. Điều này sẽ tuỳ thuộc vào ý đồ và phương pháp giao dịch của các trader. Có người chỉ sử dụng đường %D kết hợp với 2 mức quá mua quá bán mà không sử dụng đường %K.
Cũng có người điều chỉnh mức quá mua – quá bán mạnh hơn, ví dụ 90-10 để xác định những vùng thị trường phản ứng mạnh hơn …v.v. Do vậy, để có thể tìm ra một thông số phù hợp với chính mình, hãy chăm chỉ luyện tập giao dịch và test các thông số của chỉ báo để từ đó tìm ra thông số phù hợp nhất nhé!
CHỜ ĐÃ !!!
Ngoài ra bạn cũng có thể tự tìm hiểu thêm về sàn Forex uy tín qua một các bài viết sau:
Kết luận
Stochastic Oscillator là một chỉ báo đo động lượng của giá để xác định xu hướng thị trường trong tương lai chính xác nhất. Nếu bạn là người mới tham gia vào thị trường và đang luyện tập cách sử dụng các Stochastic Oscillator, thì bài viết này dành cho bạn, để bạn hiểu rõ ràng, chi tiết nhất về ý nghĩa cũng như khái niệm chỉ báo Stochastic là gì.
Ngoài chỉ báo này, bạn cũng có thể tham khảo kết hợp với một số chỉ báo Forex khác được hướng dẫn trên Thư Viện Đầu Tư để xây dựng một chiến lược giao dịch phù hợp nhất cho mình.
Nếu có bất kỳ thắc mắc gì, đừng ngần ngại, hãy để lại bình luận ở bến dưới để Thư Viện Đầu Tư có thể hỗ trợ bạn nhé!
Comment của bạn
Tin Nổi Bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất, và những lưu ý quan trọng...
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Sàn XS liệu có phải là một sàn giao dịch forex uy tín? Có nên mở tài khoản sàn XS...
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất
Bài viết tổng hợp các thông tin và tiêu chí đánh giá sàn AETOS một cách chi tiết nhất. Đem...
Top 11 cách kiếm tiền trên Onus kiếm tiền triệu mỗi ngày
Bất ngờ với 11 cách kiếm tiền trên ONUS mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp...
Sàn ONUS là gì có lừa đảo không?
Sàn giao dịch ONUS là một trong những nền tảng giao dịch tiền điện tử đang được nhiều người quan...
Bài viết nổi bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất