Đối với đa số các trader, chỉ báo trong MT4 dường như là một công cụ không thể thiếu khi tham gia vào thị trường tài chính. Để có thể dễ dàng nắm bắt xu hướng, xác định các điểm ra/vào lệnh hợp lý, độ biến động của thị trường.
Việc sử dụng các chỉ báo là điều bắt buộc.Hãy cùng Thư Viện Đầu Tư tìm hiểu về định nghĩa của chỉ báo, đồng thời cùng điểm danh TOP 5 CHỈ BÁO phổ biến mà hơn 90% các nhà đầu tư khi tham gia vào thị trường đều sử dụng nhé!
Chỉ báo là gì?
Chỉ báo là gì? là một câu hỏi khá đỗi quen thuộc với phần lớn các trader Việt Nam khi mới tham gia vào thị trường. Theo các chuyên gia, chỉ báo là các chỉ số kỹ thuật, các công cụ phân tích biểu đồ giúp các trader hiểu rõ hơn về hành vi của các chuyển động giá. Nói nôm na là các điểm dữ liệu dự báo hướng di chuyển của một loại tài sản trong tương lai.
Có vô số các chỉ báo trong MT4 để các trader có thể lựa chọn tuỳ theo phong cách giao dịch của mỗi người. Ngoài việc sử dụng 1 chỉ báo, chúng ta – những nhà đầu tư có thể kết hợp các chỉ báo với nhau. Việc kết hợp các chỉ báo trong MT4 đúng cách sẽ góp phần xây dựng một chiến lược giao dịch hiệu quả và mang lại lợi nhuận hơn cho các trader.
Tuy nhiên, không phải vì vậy mà chúng ta tích hợp cùng lúc một đống các chỉ báo trên biểu đồ với suy nghĩ “càng có nhiều càng tốt”. Việc sử dụng các chỉ báo trong MT4 một cách “bất cần” như vậy đôi khi khiến bạn càng bị rối.
Simple is the best
Top 5 chỉ báo mà các trader thường xuyên sử dụng
Bollinger Bands
Chỉ báo đầu tiên trong top 5 chỉ báo là Bollinger Bands, sự kết hợp giữa đường trung bình động Moving Average và độ lệch chuẩn, cấu trúc của nó gồm có 3 thành phần:
- Lower Band (dải dưới): Dải giữa trừ đi 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation).
- Middle Band (dải giữa): Đường trung bình động SMA 20.
- Upper Band (dải trên): Dải giữa cộng với 2 độ lệch chuẩn (Standard deviation).
Bollinger Bands thường được sử dụng với 2 mục đích chính:
- Giao dịch trong khung giá Bollinger Band: Sử dụng dải trên của đường Bollinger Band là ngưỡng kháng cự và dải dưới của Bollinger Band là ngưỡng hỗ trợ. Có thể giá sẽ bị đảo chiều khi chạm vào 2 ngưỡng trên.
- Xác định mức độ biến động của thị trường: Bollinger Band siết chặt cho biết giá đang trong giao đoạn biến động thấp. Đây là dấu hiệu cho biết giá sẽ di chuyển biến động mạnh trong tương lai. Ngược lại, các dải di chuyển rộng ra, có khả năng biến động sẽ giảm và là cơ hội để thoát vị thế.
RSI (Chỉ số sức mạnh tương đối)
Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI) là một chỉ báo động lượng, sử dụng bộ dao động để xác định tình trạng của tài sản hiện đang ở mức quá mua hay quá bán.
Một tài sản đang ở tình trạng quá mua có khả năng sẽ chuyển sang xu hướng giảm giá trong tương lai gần. Ngược lại, khi một tài sản tiền điện tử bị bán quá mức rất có thể sẽ chuyển hướng tăng giá.
Chỉ báo RSI được tính theo thang điểm từ 1 đến 100, thông thường, từ 70 trở lên là dấu hiệu cho thấy tài sản đang ở mức quá mua, từ 30 trở xuống là thể hiện tài sản đang ở mức quá bán.
Moving Average (Đường trung bình động)
Đường trung bình động (MA) là một trong những chỉ báo trong MT4 xác định nhanh xu hướng của thị trường hay một cặp tiền tệ
Có 2 loại đường trung bình động chính: đường trung bình động đơn giản (SMA) và đường trung bình động hàm mũ (EMA).
Đường trung bình động đơn giản là giá trung bình của một đồng tiền trong một khoảng thời gian nhất định. Ví dụ: đường SMA 20 trên khung biểu đồ hàng ngày sẽ là một đường trên biểu đồ biểu thị mức giá trung bình của một đồng tiền điện tử trong 20 ngày trước đó.
Đường MA thường được sử dụng với 4 mục đích chính:
- Xác định xu hướng chính của cặp giao dịch.
- Xác định mức hỗ trợ và kháng cự.
- Xác định Golden cross (Là một chỉ báo cho thấy tiềm năng cho một đợt tăng trưởng dài hạn sắp diễn ra) – Golden Cross xảy ra khi đường trung bình động ngắn hạn (thường là SMA 50 ngày) cắt lên qua đường trung bình động dài hạn chính (thường là SMA 200 ngày).
- Xác định Death cross (Là một chỉ báo cho thấy một đợt giảm giá dài hạn sắp diễn ra) – Death Cross xảy ra khi đường trung bình động ngắn hạn (thường là SMA 50 ngày) cắt xuống qua đường trung bình động dài hạn chính (thường là SMA 200 ngày).
MACD (Đường hội tụ và phân kỳ trung bình động)
Đường hội tụ và phân kỳ trung bình động (MACD) là chỉ báo trong MT4 đơn giản và dễ hiểu để phân tích sự thay đổi của giá cả. Trên biểu đồ giá nó được biểu thị như sau:
- Đường MACD là sự khác biệt giữa đường trung bình di chuyển theo hàm mũ (EMA) 12 ngày và 26 ngày, cho thấy xu hướng phát triển của giá.
- Đường tín hiệu (signal line) là đường EMA 9 ngày của chính đường MACD, cho thấy xu hướng phát triển của giá.
- Biểu đồ Histogram dùng để đo mức độ hội tụ/phân kỳ giữa 2 đường trung bình động, cho thấy tốc độ biến đổi giá tại thời điểm xác định là nhanh hay chậm.
- Đường Zero là mốc để xác định điểm khởi đầu của xu hướng tăng/giảm.
Đường MACD thường được sử dụng với 2 mục đích chính:
Dùng MACD để xem xét xu hướng của giá trên khung dài hạn bằng cách sử dụng đường MACD và đường 0 làm điểm tham chiếu:
- Khi đường MACD cắt ngang TRÊN đường 0, điều này báo hiệu dấu hiệu UPTREND (tăng giá).
- Khi đường MACD vượt qua DƯỚI đường 0, điều này báo hiệu DOWNTREND (giảm giá).
Bên cạnh đó, còn được sử dụng để xác định điểm mua/bán khi hai đường MACD giao nhau:
- Khi đường MACD cắt ngang TRÊN đường tín hiệu (là đường EMA 9 ngày của chính đường MACD.), biểu hiện dấu hiệu MUA VÀO.
- Khi đường MACD đi qua DƯỚI đường tín hiệu (là đường EMA 9 ngày của chính đường MACD.), biểu hiện dấu hiệu BÁN RA.
Stochastic Oscillator
Stochastic Oscillator là một chỉ báo trong MT4 thể hiện động lượng của giá để đo lường liệu rằng thị trường đang trong vùng QUÁ MUA hay QUÁ BÁN
Biểu đồ Stochastic Oscillator thường bao gồm 2 đường:
- 1 đường phản ánh giá trị của Stochastic (%K).
- 1 đường được tính theo SMA 3 phiên của %K (%D).
Thông thường Stochastic Oscillator được sử dụng để xác định vùng giá đảo chiều
- Stochastic trên 80: Quá mua (Overbought).
- Stochastic dưới 20: Quá bán (Oversold).
Khi cả 2 đường Stochastic nằm phía trên đường “quá mua” (từ mức 80 trở lên) và đường %K cắt ngang dưới đường %D, thị trường càng cho thấy sự QUÁ MUA mãnh mẽ của mình. Tại đây có khả năng xảy ra đấu hiệu đảo chiều.
Ngược lại, Khi cả 2 đường Stochastic nằm phía dưới đường “quá bán” (từ mức 20 trở xuống) và đường %K cắt ngang dưới đường %D, thị trường càng cho thấy sự QUÁ BÁN mãnh mẽ của mình. Tại đây có khả năng xảy ra đấu hiệu đảo chiều.
Kết luận
Trên đây là top 5 chỉ báo Forex phổ biến mà các trader đều từng 1 lần sử dụng qua, hy vọng việc giải thích những chỉ báo trên sẽ giúp ích được cho các trader trong quá trình giao dịch.
Chỉ báo trong MT4 tốt nhất là chỉ báo phù hợp nhất với phong cách giao dịch của mình, vì vậy hãy luôn luyện tập giao dịch mỗi ngày nhằm nâng cao thêm kinh nghiệm cũng như thuần thục cách sử dụng chúng. Mong rằng bài viết này sẽ giúp ích được phần nào cho các trader trên đường giao dịch trên thị trường nhé!
Comment của bạn
Tin Nổi Bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất, và những lưu ý quan trọng...
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Sàn XS liệu có phải là một sàn giao dịch forex uy tín? Có nên mở tài khoản sàn XS...
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất
Bài viết tổng hợp các thông tin và tiêu chí đánh giá sàn AETOS một cách chi tiết nhất. Đem...
Top 11 cách kiếm tiền trên Onus kiếm tiền triệu mỗi ngày
Bất ngờ với 11 cách kiếm tiền trên ONUS mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp...
Sàn ONUS là gì có lừa đảo không?
Sàn giao dịch ONUS là một trong những nền tảng giao dịch tiền điện tử đang được nhiều người quan...
Bài viết nổi bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất