Join Group
Tham gia cộng đồng để nhận các tín hiệu giao dịch trong ngày. Nhận các tài liệu và thông báo tham gia lớp học giao lưu Forex miễn phí

Bài viết nổi bật

5/5 - (2 bình chọn)

Thị trường ngoại hối Forex có 2 loại sàn chính là Dealing Desk và No Dealing Desk. Bước đầu tiên đối với trader muốn tham gia giao dịch Forex là lựa chọn loại sàn phù hợp với mong muốn của mình. Bạn đã hiểu rõ về 2 loại sàn giao dịch trên?

Sàn Forex Dealing Desk là gì? Sàn Forex No Dealing Desk là gì? Hai loại sàn giao dịch này có đặc điểm cơ bản nào? Chúng khác nhau ra sao? Tất cả sẽ được Thư Viện Đầu Tư giải đáp cụ thể qua bài viết dưới đây.

Phân biệt giữa sàn forex dealing desk và sàn forex no dealing desk

Sàn Forex Dealing Desk là gì?

Dealing Desk là loại sàn giao dịch Forex đưa ra chi phí giao dịch cố định (Fixed Spread). Các Dealing Desk Brokers (nhà môi giới sàn Dealing Desk) sẽ kiếm thu nhập chủ yếu từ mức Spread này và từ việc giao dịch đối ứng với khách hàng.

Trong Forex, Dealing Desk Brokers còn được gọi là Market Maker (Nhà tạo lập thị trường). Nghĩa là họ tạo ra thị trường để cung ứng cho nhu cầu của trader: bán cái trader cần mua và mua cái trader cần bán.

Có thể mô tả hoạt động của Dealing Desk Brokers như hình dưới đây:

Sàn dealing desk là gì?
Mô tả hoạt động của Dealing Desk Brokers

Ví dụ minh họa về giao dịch qua sàn Dealing Desk:

Giả sử trader đặt muốn mua cặp tiền EUR/USD và đặt lệnh với sàn Dealing Desk. Lúc này Broker sẽ tìm một lệnh bán ứng với lệnh mua của trader để thực hiện giao dịch. Nếu không có lệnh bán tương ứng nào, họ sẽ chuyển lệnh mua của trader cho nhà cung cấp thanh khoản của họ.

Như vậy, bằng cách này, Dealing Desk Brokers sẽ vừa kiếm được lợi nhuận từ sự chênh lệch spread, vừa tránh được rủi ro từ lệnh giao dịch của trader.

Điểm mạnh có thể thấy của các sàn Forex Dealing Desk là tốc độ khớp lệnh cực nhanh nhưng lại có nhiều tranh cãnh đối với mô hình này vì nhiều trader cho rằng sàn Dealing Desk là dạng ôm lệnh. Nghĩa là lợi nhuận của trader tương đương tổn thất của sàn Forex.

KIẾN THỨC FOREX KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:

Sàn Forex No Dealing Desk là gì?

Khác với Dealing Desk, sàn Forex No Dealing Desk không giữ lệnh giao dịch của trader mà sẽ trực tiếp chuyển cho các nhà cung cấp thanh khoản. Như thế No Dealing Desk Brokers chỉ đóng vai trò trung gian để kết nối trader với các nhà cung cấp thanh khoản. Trader sẽ được giao dịch trực tiếp với giá thị trường.

Sàn no dealing desk là gì?
Mô tả hoạt động của No Dealing Desk Brokers

Vậy No Dealing Desk Brokers kiếm lợi nhuận bằng cách nào?

Các Brokers (nhà môi giới) trên sàn No Dealing Desk kiếm lợi nhuận bằng 1 trong 2 cách: hoặc họ sẽ hiển thị mức Spread tăng lên một chút, hoặc họ sẽ tính phí hoa hồng (rất ít) ở mỗi lần giao dịch.

Sàn No Dealing Desk gồm 2 loại nhỏ là STP và ECN:

Phân loại sàn forex no dealing desk
Phân loại sàn forex no dealing desk

Sàn môi giới STP là gì?

STP là viết tắt của cụm từ “Straight Through Processing”, tức là hệ thống chuyển thẳng. Hầu hết STP Brokers đều có một hệ thống định tuyến hỗ trợ chuyển lệnh giao dịch của trader đến thẳng các nhà cung cấp thanh khoản. 

STP là mô hình sàn môi giới No Dealing Desk kiếm lời qua chênh lệch Spread.

Các nhà cung cấp thanh khoản của No Dealing Desk STP Broker thường khá đa dạng, mỗi đơn vị lại cung cấp giá Bid và giá Ask khác nhau.

Ví dụ: Bảng giá của 3 nhà cung cấp thanh khoản như sau

Nhà cung cấp thanh khoản Giá Bid Giá Ask
A 1.2998 1.3001
B 1.2999 1.3001
C 1.3000 1.3002

STP Broker sẽ thông báo cho trader ưu tiên theo mức giá tốt nhất. Theo bảng trên:

  • Giá Bid tốt nhất là: 1.3000 (Nhà cung cấp thanh khoản C)
  • Giá Ask tốt nhất là: 1.3001 (Nhà cung cấp thanh khoản A) 

Vậy mức giá tốt nhất là 1.3000/1.3001

Tuy nhiên, trong quá trình báo giá đến trader, các STP Broker tăng thêm mức Spread để kiếm lợi nhuận. Chẳng hạn, với giá các nhà thanh khoản đưa ra như trên, STP Broker sẽ thông báo đến trader là 1.2990/1.3002.

 CHỜ ĐÃ !!!

Nếu các trader Việt đang phân vân lựa chọn một sàn forex uy tín và có giấy phép đầy đủ để mở tài khoản giao dịch. Bạn có thể dễ dàng tìm hiểu, tra cứu các thông tin từ A-Z về các Forex Boker tại đây

 

 

Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về các tiêu chí đánh giá như thế nào là một sàn Forex uy tín qua một số bài viết sau:

Sàn môi giới ECN là gì?

ECN là mô hình sàn môi giới No Dealing Desk kiếm lời tính phí hoa hồng khi giao dịch. Sàn ECN cho phép các lệnh giao dịch của trader tương tác với các lệnh giao dịch của những đối tác, trader khác trong cùng hệ thống ECN. Đối tác của hệ thống ECN thường là quỹ phòng hộ, các công ty môi giới, ngân hàng… 

Về bản chất, trong sàn ECN, trader cung cấp giá Bid/Ask tốt nhất, sau đó tìm kiếm mức giá phù hợp trên sàn để thực hiện khớp lệnh. Như vậy mức Spread sẽ không bị “dôi” thêm như sàn STP. Bù lại, trader phải một khoản phí hoa hồng (commission) khi tham gia giao dịch.

Sàn môi giới ecn là gì?
Trader phải một khoản phí hoa hồng (commission) khi tham gia giao dịch trên sàn No Dealing Desk ECN

So sánh ưu nhược điểm của sàn Forex Dealing Desk và No Dealing Desk

Ưu nhược điểm của sàn Dealing Desk

  • Ưu điểm: Sàn Dealing Desk sử dùng mức Spread cố định, nhờ đó trader sẽ tránh được rủi ro khi thị trường biến động mạnh.
  • Nhược điểm: Mức Spread cố định của sàn Dealing Desk thường khá cao. Điều này đồng nghĩa trader phải trả phí giao dịch cao hơn so với loại sàn No Dealing Desk. Ngoài ra, trong một số trường hợp trader sẽ bị từ chối khớp lệnh hoặc bị requote (Requote là một tin nhắn pop up trên màn hình giao dịch nói là giá thị trường đã thay đổi và giá của bạn đang thấp hơn giá thị trường).

Ưu nhược điểm của sàn No Dealing Desk

  • Ưu điểm: Mức Spread thả nổi thường thấp (trong điều kiện thị trường bình thường), không xảy ra hiện tượng trader bị requote hoặc bị từ chối khớp lệnh.
  • Nhược điểm: Khi thị trường có biến động lớn, Spread sẽ tăng mạnh gây bất lợi cho trader, thậm chí dễ thua lỗ.

Một số câu hỏi thường gặp

Các nhà môi giới ngoại hối (Brokers) có phải là tổ chức lừa đảo không?

Trả lời: Trader yên tâm rằng Brokers trên thị trường Forex không phải là tổ chức lừa đảo và chiếm đoạt tiền của bạn. Họ đơn giản chỉ muốn kết nối trader với các đối tác, khách và kiếm lợi nhuận từ các giao dịch này. Nói cách khác Brokers sẽ hợp tác với trader trên tiêu chí hai bên cùng có lợi.

Nên chọn giao dịch ở sàn Forex Dealing Desk hay No Dealing Desk?

Trả lời: Việc lựa chọn giao dịch ở sàn Forex Dealing Desk hay No Dealing Desk hoàn toàn phụ thuộc vào mong muốn, sở thích của trader. Thông thường, Day Trader hoặc Scalper Trader nên chọn No Dealing Desk vì có mức spread thấp. Trong khi đó, các trader muốn nắm lệnh dài hạn nên chọn sàn Dealing Desk.

Kết luận

Trên đây là tổng hợp toàn bộ kiến thức cơ bản giữa sàn Forex Dealing Desk và No Dealing Desk, ưu nhược điểm giữa hai loại sàn cũng như sự khác biệt giữa chúng. Thư Viện Đầu Tư mong rằng qua bài viết này bạn đọc sẽ nắm bắt được đặc điểm các sàn và chọn lựa được sàn giao dịch phù hợp nhất. 

Đăng ký tham gia group
1k
SHARES
3.3k
VIEWS
5/5 - (2 bình chọn)

Liên QuanBài Viết

Comment của bạn

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Tin Nổi Bật

Join Group
Tham gia cộng đồng để nhận các tín hiệu giao dịch trong ngày. Nhận các tài liệu và thông báo tham gia lớp học giao lưu Forex miễn phí

Bài viết nổi bật

Vốn lớn mở sàn nào?

Vốn nhỏ mở sàn nào?

Broker nào uy tín nhất hiện nay?

Welcome Back!

Login to your account below

Create New Account!

Fill the forms below to register

Retrieve your password

Please enter your username or email address to reset your password.

Học Forex Best Brokers Broker List Support