Giao dịch chứng khoán là một trong những cách đầu tư hấp dẫn hàng đầu hiện nay. Trong rất nhiều chọn lựa chỉ số chứng khoán, thì S&P 500 nổi lên như một chỉ số hàng đầu của thị trường chứng khoán Mỹ. Trong bài viết này, Thư Viện Đầu tư sẽ cùng các độc giả tìm hiểu chỉ số S&P 500 là gì, được tính như thế nào và những yếu tố ảnh hưởng tới chỉ số này trên các thị trường tài chính.
Chỉ số S&P 500 là gì?
Chỉ số S&P 500 còn được viết là tắt là SPX. Đây là tên viết tắt của Standard & Poor’s 500 Stock Index, nghĩa là chỉ số cổ phiếu 500 của Standard & Poor’s.
Chỉ số chứng khoán này dựa trên mức vốn hóa thị trường của 500 công ty trên thị trường chứng khoán Hoa Kỳ. Thông qua S&P 500, nhà đầu tư có thể được những thông tin hữu ích về sự chuyển động của toàn bộ thị trường chứng khoán Mỹ. S&P 500 được công khai và quản lý bởi Standard & Poor.
S&P 500 mang tính khách quan, được rất nhiều nhà đầu tư lấy làm thước đo chuẩn mực của thị trường. Đây cũng là một trong những chỉ số chủ đạo trong thị trường chứng khoán Mỹ. Nó có nhiều khác biệt so với những chỉ số khác như chỉ số công nghiệp US30 hay NC. Theo thống kê, thì S&P 500 gần như phản ánh toàn bộ nền kinh tế Mỹ khi nó hội tụ đầy đủ các nhóm ngành:
- Công nghệ thông tin
- Tài chính bảo hiểm
- Truyền thông
- Tiêu dùng tự do và mặt hàng tiêu dùng
- Vật liệu
- Bất động sản
- Công nghiệp
- Tiện ích
- Năng lượng
- Chăm sóc sức khỏe
Công ty được niêm yết trong S&P 500 phải đảm bảo điều kiện gì?
Như đã nói ở trên, S&P 500 bao gồm 500 công ty vốn hóa lớn của nền kinh tế Mỹ. Những tập đoàn hàng đầu đều có mặt trong danh sách này. Có thể thấy được những tên tuổi lớn điển hình như Apple, Amazon, Facebook, Google…
Những công ty trong danh sách 500 thường xuyên thay đổi. Để được xếp vào S&P 500, các doanh nghiệp sẽ phải trải qua quá trình thẩm định của một hội đồng. Khi một doanh nghiệp không đảm bảo được các tiêu chí sẽ bị loại ra khỏi danh sách, nhường chỗ cho một doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn niêm yết vào. Định kỳ để hội đồng thẩm định lại doanh nghiệp là cuối mỗi quý, vào tháng 3, 6, 9, 12 hàng năm.
Để có thể được chọn vào S&P 500, doanh nghiệp cần đáp ứng được các tiêu chí sau đây:
- Có vốn hóa thị trường tối thiểu đạt 6,1 tỷ USD
- Tính thanh khoản tốt
- Trụ sở của doanh nghiệp phải được đặt ở Mỹ
- Ít nhất 50% cổ phiếu công ty do công chúng nắm giữ
- Tối thiểu 50% tài sản cố định và doanh thu của doanh nghiệp phải ở Mỹ
- Thuộc nhóm ngành quy định
- Đảm bảo năng lực tài chính theo tiêu chuẩn
- Giá trị mỗi cổ phiếu niêm yết tối thiểu 1 USD
- Ít nhất 4 quý liên tiếp doanh nghiệp phải có thu nhập dương.
Cách đầu tư và giao dịch cùng SP 500
Vì là chỉ số chứng khoán quốc tế nên trader không thể nào đầu tư trực tiếp thông qua sàn chứng khoán Việt. Cách duy nhất chính là giao dịch ký quỹ thông qua những sàn môi giới uy tín. Hiện nay, phần lớn các sàn Forex đều có hỗ trợ giao dịch chỉ số và nhà đầu tư có thể chọn cho mình một sàn Forex uy tín để bắt đầu giao dịch.
Các bước giao dịch cùng S&P 500:
- Tạo tài khoản tại sàn giao dịch.
- Nạp tiền vào tài khoản giao dịch, nếu bạn muốn test sàn thì nạp ít. Tuy nhiên nên lưu ý mức nạp tối thiểu của từng sàn để giao dịch không bị gián đoạn.
- Chọn sản phẩm chỉ số S&P 500, mở cửa sổ giao dịch
- Chọn lệnh Sell nếu bạn dự đoán giá S&P 500 giảm trong tương lai, ngược lại chọn Buy nếu dự đoán giá S&P 500 sẽ tăng
- Ưu tiên sử dụng các công cụ quản lý rủi ro để đảm bảo sự an toàn tối đa cho giao dịch. Điềm lừng lỗ, điểm cắt lỗ dưới hay điểm chốt lời luôn là những quy tắc bất biến khi tham gia giao dịch với thị trường chứng khoán, và cả thị trường ngoại hối.
Tính toán giá trị S&P 500 như thế nào?
Chỉ số S&P 500 được cấu thành từ 500 doanh nghiệp. Vì vậy chỉ số này được xác lập bằng cách lấy tổng vốn hóa thị trường của 500 doanh nghiệp này chia cho 1 ước số cụ thể.
S&P 500 Index = Sum (Market Capitalization) / Divisor
Giá trị ước số là 1 số độc quyền và nó được phát triển bởi Standard & Poor. Khi có những thay đổi về phân chia cổ phiếu hoặc các tác động từ cổ tức đặc biệt, ước số này sẽ được điều chỉnh giá trị để đảm bảo chỉ số S&P 500 không biến động nhiều trước những nhân tố phi kinh tế. Ước số luôn được Standard & Poor’s bảo mật
Những yếu tố tác động đến S&P 500
Là một tập hợp của 500 doanh nghiệp, nên dễ nhận thấy là S&P 500 phụ thuộc mạnh mẽ vào các đơn vị doanh nghiệp thành phần. Trong khi đó, các doanh nghiệp thành phần lại chịu ảnh hưởng bởi:
- Chính sách ngân hàng trung ương, làm ảnh hưởng đến các khoản đầu tư của doanh nghiệp cũng như chi tiêu của người dân
- Mức độ tăng trưởng chung của toàn bộ nền kinh tế
- Giá trị tại một thời điểm nhất định của đồng USD
- Giá cả hàng hóa dịch vụ
- Khủng hoảng kinh tế tài chính
- Bất ổn chính trị
- Bầu cử
Vì thế, chỉ số S&P 500 cũng liên đới bị tác động từ các yếu tố này. Nó có thể tăng trưởng hoặc giảm sâu tùy vào từng giai đoạn thị trường. Do đó, theo dõi các thông tin là việc làm cần thiết để nhà đầu tư có thể đưa ra được các dự đoán chính xác nhất.
Lời kết
Nếu là một nhà đầu tư chuộng chứng khoán Mỹ, thì chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số khách hàng nó xứng đáng nằm trong danh sách nên đầu tư của bạn. Tuy nhiên, có khá nhiều những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của S&P 500 vì vậy không phải ai cũng thành công khi giao dịch với chỉ số này.
Comment của bạn
Tin Nổi Bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất, và những lưu ý quan trọng...
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Sàn XS liệu có phải là một sàn giao dịch forex uy tín? Có nên mở tài khoản sàn XS...
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất
Bài viết tổng hợp các thông tin và tiêu chí đánh giá sàn AETOS một cách chi tiết nhất. Đem...
Top 11 cách kiếm tiền trên Onus kiếm tiền triệu mỗi ngày
Bất ngờ với 11 cách kiếm tiền trên ONUS mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp...
Sàn ONUS là gì có lừa đảo không?
Sàn giao dịch ONUS là một trong những nền tảng giao dịch tiền điện tử đang được nhiều người quan...
Bài viết nổi bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất