Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì cũng như cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự là 2 khái niệm cơ bản giúp các nhà giao dịch trong thị trường thấu hiểu, phân tích được hành động giá của một loại tài sản trên biểu đồ giao dịch.
Xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự trong Forex cho phép các trader hiểu rõ hơn về điểm vào và thoát lệnh khi bắt đầu giao dịch. Trong bài viết này, Thư Viện Đầu Tư sẽ giải thích vùng hỗ trợ và kháng cự là gì? Đồng thời, làm thế nào để xác định vùng hỗ trợ và kháng cự một cách dễ dàng nhất.
Vùng hỗ trợ và kháng cự là gì?
Hỗ trợ và kháng cự là một trong những phân tích kỹ thuật được sử dụng rộng rãi nhất trên thị trường tài chính bởi tính đơn giản, dễ dàng.
Theo một cách hiểu nôm na, vùng hỗ trợ mô tả một mức giá mà tại đó xu hướng giảm của một loại tài sản tạm dừng do nhu cầu mua vào đối với một loại tài sản đó tăng lên. Trong khi đó, vùng kháng cự đề cập đến một mức giá mà khi chạm đến đó, xu hướng tăng của một loại tài sản đó có thể bị đảo chiều, báo hiệu một đợt bán tháo xảy ra.
Việc xác định đường hỗ trợ và kháng cự cũng như sử dụng nó để phân tích biểu đồ nhằm xác định ba điểm mà các trader thường quan tâm như:
- Xu hướng của thị trường.
- Thời điểm nên vào lệnh.
- Điểm thoát lệnh (thống kê lời lỗ).
Vùng hỗ trợ là gì?
Vùng hỗ trợ là một vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây áp lực mua chiếm ưu thế so với áp lực bán, nguồn cầu (người mua) sẽ đông hơn nguồn cung (người bán). Hầu hết các nhà đầu tư sẽ đặt lệnh mua khi giá đi vào vùng hỗ trợ.
Vùng kháng cự là gì?
Vùng kháng cự là vùng giá mà các nhà đầu tư kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây áp lực bán chiếm ưu thế so với áp lực mua, nguồn cung (người bán) sẽ đông hơn nguồn cầu (người mua). Hầu hết các nhà đầu tư sẽ bán khi giá đi vào vùng kháng cự.
Cách xác định vùng hỗ trợ và kháng cự
Sử dụng “Vùng giá tâm lý”
Vùng giá tâm lý hay còn được gọi là vùng giá “tròn” thường được sử dụng để giúp trader xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Vùng giá tâm lý xảy ra khi giá hiển thị với nhiều số 0 ở đằng sau. Bản chất của con người là thường bị hấp dẫn đối với các con số được làm tròn.
Ví dụ, khi hỏi bất kỳ một trader nào về tỷ giá EUR/USD sẽ có giá bao nhiêu trong tương lai, họ sẽ không đưa ra cho bạn một câu trả lời là 1.4278 hay 1.3044. Mà họ sẽ thường làm tròn giá cho đơn giản hơn, như 1.4300 hoặc 1.3000.
Điều tương tự xảy ra khi các trader Forex đặt lệnh của mình. Chúng ta sẽ thường thấy các điểm mà các trader thường ra/vào lệnh xung quanh những con số này, điều này vô hình chung tạo ra các mức giá có thể ảnh hưởng đến hành động giá của đồng EUR/USD.
Các vùng giá tâm lý (vùng giá tròn) phổ biến nhất thường sẽ có hai số không ở cuối, chẳng hạn như 1.6400 hoặc 102.00. Mạnh hơn mức đó sẽ là các vùng giá tâm lý kết thúc bằng ba số không, chẳng hạn như 1.3000 hoặc 120.00. Cuối cùng, vùng giá có ảnh hưởng lớn nhất trong tất cả là các vùng giá có bốn số không ở cuối, 1.0000 hoặc 100.00.
Biểu đồ dưới đây cho thấy 3 cấp độ được xếp hạng theo vùng giá tâm lý.
Vùng cản trong quá khứ
Một cách tuyệt vời khác để tìm các mức hỗ trợ và kháng cự là đánh dấu các mức hỗ trợ và kháng trong quá khứ nơi mà khi giá chạy đến, chúng ta thường thấy giá sẽ bị đảo chiều.
Đây là một phương pháp xác định ngưỡng hỗ trợ và kháng cự chuyên sâu thủ công, cần nhiều thời gian để đánh dấu và xem xét tất cả các vùng giá trong quá khứ của cặp tiền tệ mà chúng ta hay giao dịch, mà khi giá đến đó thì nó sẽ bị đảo chiều. Từ đó, rút ra được các vùng hỗ trợ và kháng cự và áp dụng vào trong hiện tại và tương lai.
Việc xác định hỗ trợ và kháng cự theo cách này đôi khi có thể tốn thời gian của bạn, tuy nhiên bạn sẽ được hưởng lợi từ việc này trong một khoảng thời gian dài.
Ví dụ như biểu đồ của tỷ giá EUR/USD, giá có hiện tượng giảm và đảo chiều khi chạm đến vòng tròn màu đỏ. Sau này, khi giá tiếp tục chạm các mức này một lần nữa, thì có nhiều khả năng giá cũng sẽ bị đảo chiều như trong quá khứ (vòng tròn cam).
Điều này sẽ không phải lúc nào cũng đúng, nhưng có thể nó sẽ xảy ra khá thường xuyên. Đây là một phương pháp mà rất nhiều những trader từ người mới cho đến những người lâu năm rất hay sử dụng. Thông thường, họ có thể sẽ mua tại vùng hỗ trợ với mức dừng lỗ ngắn ở phía dưới, nếu giá phá vỡ vùng hỗ trợ. Hay họ sẽ có thể bán ở mức kháng cự với mức dừng lỗ ở phía trên, nếu giá phát vỡ vùng kháng cự.
Điểm xoay (Pivot Points)
Nhiều trader sử dụng điểm xoay (Pivot Points) nhằm giúp xác định vùng hỗ trợ và kháng cự. Pivot là một công cụ hữu ích được tính toán dựa trên các mức giá cao nhất, giá thấp nhất, giá đóng cửa của phiên liền kề trước đó để tạo nên các mức kháng cự và hỗ trợ của phiên hiện tại.
Điểm xoay ngày (hay còn được gọi là Daily Pivot) thông thường hay được dùng nhằm tạo nên trạng thái lướt sóng ngắn hạn hay dài hạn tuỳ theo độ mạnh của các vùng hỗ trợ và kháng cự mà nhờ phương pháp Pivot Point tìm ra. Các điểm xoay của các khung thời gian càng lớn thì sẽ càng cung cấp cho chúng ta các vùng hỗ trợ và kháng cự chính cho các trạng thái lệnh mang khuynh hướng dài hạn.
Một số lưu ý đối với vùng hỗ trợ và kháng cự
- Vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ càng mạnh nếu giá thường xuyên phản ứng tại đó. Giá càng thường xuyên test một kháng cự mà không phá vỡ được thì vùng kháng cự đó được cho rằng càng mạnh (điều này không có nghĩa là nó sẽ không phá được vùng đó), và ngược lại với hỗ trợ.
- Hỗ trợ và kháng cự là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng, và hành vi đó có khả năng lặp lại trong tương lai.
- Luôn nhớ rằng, không phải lúc nào giá chạm vùng hỗ trợ và kháng cự sẽ đảo chiều. Các trader cần phải luôn áp dụng quản lý vốn hợp lý để hạn chế việc thua lỗ nếu giá phá vùng hỗ trợ và kháng cự.
Các câu hỏi thường gặp
Hỗ trợ và kháng cự liệu có phải là 1 giá cố định?
Trả lời: Hỗ trợ kháng cự là một vùng giá chứ không phải là một giá cố định.
Nên xác định vùng hỗ trợ và kháng cự theo khung thời gian giao dịch nào?
Trả lời: Mỗi khung thời gian sẽ có những vùng hỗ trợ và kháng cự khác nhau. Khung thời gian càng dài hạn thì vùng hỗ trợ và kháng cự càng mạnh. Vùng hỗ trợ và kháng cự ở khung thời gian tuần và tháng sẽ có mức độ “tin cậy” cao hơn so với khung thời gian ngày hay H1.
Khi nào giao dịch theo phương pháp hỗ trợ và kháng cự hiệu quả nhất?
Trả lời: Tuỳ theo phong cách giao dịch của mỗi người mà lựa chọn phương pháp giao dịch phù hợp với từng trader. Tuy nhiên theo kinh nghiệm từ việc giao dịch trên thị trường, việc giao dịch theo mức hỗ trợ và kháng cự đem lại hiệu quả cao khi thị trường đang đi vào vùng giá đi ngang (sideway).
Kết luận
Trong giao dịch, việc hiểu và xác định vùng hỗ trợ và kháng cự rất quan trọng. Hầu hết các chiến lược hay hệ thống phân tích mà được sử dụng ở thời điểm hiện tại đều tích hợp vùng hỗ trợ và kháng cự trong đó. Như mọi khi, đối với bất kì kiến thức forex, chiến lược hay phương pháp giao dịch nào, việc hiểu và thực hành để áp dụng nó vào trong giao dịch là điều cần thiết nhất.
Với bài viết cung cấp kiến thức những điều cần biết về kháng cự và hỗ trợ ở trên mong rằng sẽ giúp ích được phần nào cho các trader Việt Nam trong quá trình giao dịch. Chúc các trader thành công trên con đường đầu tư của mình!
Comment của bạn
Tin Nổi Bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Hướng dẫn chi tiết cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất, và những lưu ý quan trọng...
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Sàn XS liệu có phải là một sàn giao dịch forex uy tín? Có nên mở tài khoản sàn XS...
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất
Bài viết tổng hợp các thông tin và tiêu chí đánh giá sàn AETOS một cách chi tiết nhất. Đem...
Top 11 cách kiếm tiền trên Onus kiếm tiền triệu mỗi ngày
Bất ngờ với 11 cách kiếm tiền trên ONUS mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp...
Sàn ONUS là gì có lừa đảo không?
Sàn giao dịch ONUS là một trong những nền tảng giao dịch tiền điện tử đang được nhiều người quan...
Bài viết nổi bật
Cách đăng ký mở tài khoản sàn XS nhanh nhất
Đánh giá sàn XS | Review sàn XS chi tiết nhất
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất