Trong Forex, kênh giá (Price Channel) là một khái niệm vô cùng quan trọng, được sử dụng phổ biến trong các phương pháp giao dịch của trader. Kênh giá được xem là một trong những yếu tố cơ bản để thiết lập giao dịch.
Trong bài viết này, Thư Viện Đầu Tư sẽ cung cấp những thông tin cơ bản để giải thích khái niệm kênh giá là gì? cũng như những cách giao dịch cùng với kênh giá trong forex.
Khái niệm “kênh giá” là gì?
Kênh giá là khái niệm dùng để chỉ một loại công cụ phân tích kỹ thuật trong Forex. Công cụ này có tác dụng nhận diện tình trạng và biên độ dịch chuyển của giá, từ đó giúp các trader nắm được những cơ hội mua – bán thuận lợi, giúp quá trình giao dịch diễn ra hiệu quả, giảm thiểu rủi ro biến động giá và có lợi nhuận.
Price channel được biểu diễn trên biểu đồ bằng 2 đường thẳng, nằm song song nhau. Trong đó:
- Một đường có thể biến đổi theo xu hướng tăng, giảm hoặc không biến động. Đường này là “hiện thân” của xu hướng giao dịch hiện tại (thường gọi là “trendline”).
- Đường còn lại sẽ song song với đường trendline.
- Khoảng cách giữa hai đường này “gói gọn” hầu hết các các mức giá của xu hướng giao dịch trong khoảng thời gian nhất định.
Từ đó, có thể hiểu một cách đơn giản, kênh giá chính là hai đường thẳng song song “gói gọn” các mức giá vào phía bên trong nó.
Đường trendline (đường xu hướng) thường được biết đến với vai trò kháng cự tiềm năng còn đường dưới trendline được biết đến với vai trò hỗ trợ.

KIẾN THỨC FOREX KHÁC CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM:
Các loại kênh giá trong Forex
Kênh giá trong Forex gồm 3 loại: Kênh giá tăng, kênh giá giảm và kênh giá đi ngang. Cụ thể như sau:

1
Kênh giá tăng (Up Price Channel)
Kênh giá tăng sẽ có dạng hai đường thẳng song song cùng hướng lên. Đặc điểm của loại kênh giá này là hầu hết các mức giá thuộc xu hướng đều được “gói gọn” vào khoảng cách giữa 2 đường thẳng.
Kênh giá tăng bị phá vỡ trong trường hợp giá rơi vào trạng thái giảm hoặc tăng mạnh, khiến mức giá rơi ra ngoài giới hạn trendline dưới hoặc vượt quá trendline trên.

2
Kênh giá giảm (Down Price Channel)
Ngược lại với kênh giá tăng, kênh giá giảm sẽ có dạng hai đường thẳng song song cùng hướng xuống. Cũng tương tự với kênh giá tăng, các mức giá của kênh giá giảm đều nằm gọn trong khoảng cách giữa hai đường thẳng.
Kênh giá giảm rơi vào tình trạng bị phá vỡ khi có mức giá vượt ra khỏi giới hạn các đường trendline, chuyển chiều dốc lên hoặc đi ngang.

3
Kênh giá đi ngang (Sideway Price Channel)
Kênh giá đi ngang dành riêng cho các mức giá với sự dao động không rõ ràng, không xác định được cụ thể mức độ tăng giảm. Mức giá này, trong khoảng thời gian xác định, không có nhiều sự thay đổi. Đặc điểm của loại kênh giá này là phần đỉnh và phần đáy gần như bằng với nhau.
Kênh giá đi ngang bị phá vỡ khi mức giá biến động mạnh mẽ, hoặc vút lên cao, hoặc lao mạnh xuống vượt ra khỏi các đường trendline.

Cách vẽ kênh giá (Price Channel)
1
Cách vẽ kênh giá tăng
Kênh giá tăng được tạo bằng cách xác định đường nằm ở phía dưới trước. Đó chính là đường trendline của kênh giá tăng. Vẽ thêm một đường thẳng song song với đường trendline làm sao đường thẳng này có thể chạm được vào nhiều đỉnh nhất.
2
Cách vẽ kênh giá giảm
Kênh giá giảm được tạo bằng cách xác định đường nằm ở phía trên trước. Đó chính là đường trendline của kênh giá giảm. Vẽ thêm một đường thẳng song song với đường trendline làm sao đường thẳng này có thể chạm được vào nhiều đáy nhất.
3
Cách vẽ kênh giá đi ngang
Kênh giá đi ngang được tạo thành bằng cách xác định cả 2 đường xu hướng. Đường nằm trên được tạo thành bằng cách nối các đỉnh lại. Tương tự, đường nằm dưới được tạo thành bằng cách nối các đáy lại.
Làm thế nào để giao dịch hiệu quả nhờ vào kênh giá?
Các trader có thể giao dịch hiệu quả nhờ vào kênh giá với hai cách cơ bản là giao dịch thuận xu hướng và giao dịch phá vỡ.

1
Giao dịch thuận xu hướng
Chẳng hạn, trong xu hướng đang tăng, người giao dịch nên quan sát mức giá, chờ đợi khi mức giá này tăng chạm đến ngưỡng hỗ trợ của kênh giá thì tiến hành mua và không bán khi mức giá này chạm ngưỡng kháng cự. Người giao dịch nên thực hiện các thao tác ngược lại nếu đang giao dịch trong xu hướng giảm.
2
Giao dịch phá vỡ
Vào một mốc thời gian nhất định, các ngưỡng kháng cự lẫn hỗ trợ dường như “không còn ý nghĩa”. Khi đó, kênh giá cũng không thể tồn tại. Các mức giá “bứt phá” ra khỏi 2 đường trendline và “tìm kiếm” một hướng chuyển dịch mới. Người giao dịch nên chú ý đến xu hướng dịch chuyển của các mức giá để thực hiện những giao dịch phù hợp.
Một số câu hỏi thường gặp
Trong kênh giá, vùng đáy và vùng đỉnh có ý nghĩa như thế nào?
Trả lời: Đối với các kênh giá, có thể hiểu một cách đơn giản, vùng đáy là vùng các trader có thể xem xét mua còn vùng đỉnh sẽ là vùng các trader xem xét bán.
Khi vẽ kênh giá cần lưu ý những gì?
Trả lời: Khi vẽ kênh giá, cần phải vẽ các đường xu hướng sao cho chúng song song với nhau. Và, cần đặc biệt ghi nhớ, không bao giờ được ép các mức giá vào kênh mà bạn muốn.
Kết luận
Kênh giá/Price Channel trong Forex là một trong những công cụ quen thuộc mà các trader thường xuyên tin tưởng sử dụng. Hy vọng với những chia sẻ trên đây, Thư Viện Đầu Tư đã mang đến cho nhà đầu tư một cái nhìn khái quát về kênh giá.
Chúc bạn sử dụng kênh giá hiệu quả cho các giao dịch của mình.
Comment của bạn
Tin Nổi Bật
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất
Bài viết tổng hợp các thông tin và tiêu chí đánh giá sàn AETOS một cách chi tiết nhất. Đem...
Top 11 cách kiếm tiền trên Onus kiếm tiền triệu mỗi ngày
Bất ngờ với 11 cách kiếm tiền trên ONUS mà không phải ai cũng biết. Dưới đây là tổng hợp...
Sàn ONUS là gì có lừa đảo không?
Sàn giao dịch ONUS là một trong những nền tảng giao dịch tiền điện tử đang được nhiều người quan...
Đánh giá sàn Exness | Review sàn Exness chi tiết nhất
Bài viết tổng hợp các thông tin và tiêu chí đánh giá sàn Exness một cách chi tiết nhất. Đem...
Giới thiệu giao dịch CFD tại FXDD
CFD là một công cụ tài chính quan trọng và phương thức phổ biến đối với các nhà đầu tư...
Bài viết nổi bật
Đánh giá sàn AETOS | Review sàn AETOS chi tiết nhất
Top 11 cách kiếm tiền trên Onus kiếm tiền triệu mỗi ngày
Sàn ONUS là gì có lừa đảo không?